Khi chọn mua kem chống nắng, một trong những yếu tố chúng ta cần quan tâm là chỉ số SPF, vậy chỉ số SPF là gì? Chỉ số SPF trong kem chống nắng hữu cơ có gì khác? Chọn chỉ số SPF bao nhiêu là tốt nhất?
Bài viết này sẽ làm rõ tất tần tật về vấn đề này!
SPF là gì?
SPF ( Sun Protection Factor ) là chỉ số thể hiện khả năng chống nắng, bảo vệ làn da chống lại tia UVB, các loại bức xạ gây cháy nắng và thiệt hại cho làn da con người. Chỉ số SPF không thể hiện khả năng bảo vệ làn da chống lại tia UVA.
Tia UVA và tia UVB là gì?
UVA là loại tia có bước sóng từ 400-315nm. Thời gian hoạt động của tia UVA như sau:
Từ trước 10h sáng – sau 2h chiều chiếm khoảng 99% lượng tia cực tím chiếu xuống mặt đất.
Từ khoảng 10h – 2h chiều chiếm 95%.
Tia UVA là nguyên nhân gây lão hóa da. UVA âm thầm thâm nhập vào da của chúng ta, tấn công vào lớp hạ bì trên da. Vì vậy, đây là nguyên nhân gây các chứng bệnh ngoài da và mắt như viêm da, ung thư da,… về lâu dài còn có thể gây mất khả năng miễn dịch của cơ thể nữa đấy các bạn ạ!
Thêm nữa, tia UVA có thể xuyên qua mây,các lớp quần áo mỏng, thậm chí là cả cửa kính xe nữa đó. Vì vậy, các bạn cần cần che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài đường, đừng quá chủ quan các bạn nha.
Còn tia UVB?
Tia UVB là tia có bước sóng ngắn hơn từ 315 – 280nm. Về thời gian hoạt động:
Khoảng trước 10h sáng và sau 2h chiều, chiếm 1% lượng tia cực tím chiếu xuống Trái Đất.Từ khoảng 10h sáng – 2h chiều chiếm 5%.
Sở dĩ tia này có lượng ít hơn tia UVA bởi vì hầu hết UVB bị tầng ozon ngăn lại, tầng ozon như chiếc lá chắn ngăn không cho tia này truyền tới mặt đất. Tuy nhiên do hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng như tầng ozon ngày càng mỏng nên cường độ tác động của tia này xuống mặt đất ngày càng tăng.
Loại tia này tác dụng trực tiếp lên lớp biểu bì trên da chúng ta, làm da dễ bị bỏng nắng và sạm đen. Không chỉ có vậy thôi đâu, nó đồng thời kích thích các hắc tố melanin, sắc tố đỏ và nâu khiến da bị biến màu đó. Tuy nhiên đây cũng chính là loại tia giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, nhưng chỉ vào sáng sớm thôi bạn nha.
QUAY TRỞ LẠI CHỈ SỐ SPF
Để dễ hình dung, mình sẽ giải thích SPF dưới dạng ví dụ đơn giản như thế này: Bình thường, có thể làn da tự nhiên của bạn có khả năng chống nắng trong khoảng 10 phút, rồi bạn sử dụng một loại kem chống nắng có chỉ số SPF 15, lúc đó làn da bạn có khả năng chống nắng trong khoảng 150 phút.
Đương nhiên đây chỉ là thước đo cơ bản và có thể thay đổi tùy theo điều kiện thực tế từng loại da ( cơ địa ), thay đổi do cường độ của ánh sáng mặt trời và khối lượng kem chống nắng mà bạn sử dụng.
Vì thế, chỉ số SPF luôn là tương đối, và nếu bạn dùng kem chống nắng thì phải dùng trong một thời gian nhất định mới biết tạm chính xác ảnh hưởng của nó như thế nào.
Mặc dù SPF không thể hiện chính xác tuyệt đối về tác dụng của một loại kem chống nắng, tuy nhiên nó cũng là chỉ số tham khảo hàng đầu để lựa chọn chống nắng cho da.
Và qua hàng loạt nghiên cứu và thử nghiệm, có một lời khuyên về kem chống nắng đáng để bạn tham khảo:
Chỉ số SPF trong kem chống nắng hữu cơ có gì khác không?
Câu trả lời là không, SPF trong kem chống nắng hữu cơ vẫn có ý nghĩa giống như các kem chống nắng khác.
Chỉ số SPF bao nhiêu là tốt nhất ?
Chỉ số SPF thường dùng để chỉ thời gian chống nắng hiệu quả, tuy nhiên nó cũng quy định chất lượng chống nắng. Theo đó, chỉ số SPF càng cao, thời gian chống nắng càng lâu và hiệu quả chống nắng càng tăng.
SPF 15 chống được 93% tia UVB
SPF 30 chống được 97% tia UVB
SPF 50 chống được 98% tia UVB
Chỉ số % ở đây là số hạt photon ngăn chặn được.
Nếu bạn dùng SPF 15, với 100 photon tia UVB trong ánh sáng mặt trời, bạn có thể ngăn chặn được 93 hạt và để 7 hạt xuyên qua.
Nếu dùng SPF 30, với 100 photon tia UVB, bạn có thể ngăn chặn được 97 hạt và để xuyên qua 3 hạt.
Đừng phức tạp quá vấn đề, bạn chỉ nên biết rằng các bác sĩ da liễu thường khuyên dùng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF 15 đến 30.
Có nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao ?
Nếu bạn sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 75 hoặc SPF 100 làn da bạn cũng chỉ chống nắng hơn một chút xíu so với SPF 30 thôi.
Còn nếu có quảng cáo nào nói về một loại kem chống nắng chỉ số SPF cực cao có tác dụng chống nắng cực lớn, hơn hẳn những loại kem chống nắng khác có chỉ số thấp thì thuần túy chỉ là lừa dối, và bạn đừng có tin.
Thêm nữa, kem chống nắng tốt cần phải có một tỷ lệ chuẩn giữa bảo vệ tia UVA và bảo vệ tia UVB. Tỷ lệ này nên là 1 : 1/3 .
Kem chống nắng có chỉ số SPF cao thường có chỉ số bảo vệ tia UVB nhiều hơn hẳn so với bảo vệ tia UVA và vì thế thực chất thì làn da bạn lại không được bảo vệ đầy đủ.
TÓM LẠI
Chỉ nên chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp nhất trong khoảng 15 đến 30. Chịu khó sử dụng nhiều lần một ngày để giữ gìn tốt nhất cho làn da của bạn.
Ngoài ra, lần lưu ý chỉ số SPF chỉ thể hiện sự bảo vệ chống nắng tia UVB, trong khi đó chúng ta thường tiếp xúc với tia UVA nhiều hơn. Nên khi chọn mua sản phẩm phải chọn những kem chống nắng vừa bảo vệ UVA và UVB.
Các sản phẩm chống nắng bảo vệ da khỏi cả 2 tia UVA và UVB trên bao bì thường ghi như sau: SPF… PA… (Ví dụ SPF30 PA+++), UVA/UVB hoặc UV A/B, thậm chí nếu là UV A/B/C thì quá tuyệt, hoặc Broad Spectrum hoặc Full Spectrum (phổ rộng).
Còn nếu sản phẩm ghi mỗi chỉ số SPF nghĩa là chỉ chống được UVB thôi nhé.
Đồng thời nên chọn kem chống nắng hữu cơ để đảm bảo tính an toàn hơn.
Xem thêm cách chọn kem chống nắng hữu cơ phù hợp cho từng loại da tại đây
Bài viết này sẽ làm rõ tất tần tật về vấn đề này!
SPF là gì?
SPF ( Sun Protection Factor ) là chỉ số thể hiện khả năng chống nắng, bảo vệ làn da chống lại tia UVB, các loại bức xạ gây cháy nắng và thiệt hại cho làn da con người. Chỉ số SPF không thể hiện khả năng bảo vệ làn da chống lại tia UVA.
Tia UVA và tia UVB là gì?
UVA là loại tia có bước sóng từ 400-315nm. Thời gian hoạt động của tia UVA như sau:
Từ trước 10h sáng – sau 2h chiều chiếm khoảng 99% lượng tia cực tím chiếu xuống mặt đất.
Từ khoảng 10h – 2h chiều chiếm 95%.
Tia UVA là nguyên nhân gây lão hóa da. UVA âm thầm thâm nhập vào da của chúng ta, tấn công vào lớp hạ bì trên da. Vì vậy, đây là nguyên nhân gây các chứng bệnh ngoài da và mắt như viêm da, ung thư da,… về lâu dài còn có thể gây mất khả năng miễn dịch của cơ thể nữa đấy các bạn ạ!
Thêm nữa, tia UVA có thể xuyên qua mây,các lớp quần áo mỏng, thậm chí là cả cửa kính xe nữa đó. Vì vậy, các bạn cần cần che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài đường, đừng quá chủ quan các bạn nha.
Còn tia UVB?
Tia UVB là tia có bước sóng ngắn hơn từ 315 – 280nm. Về thời gian hoạt động:
Khoảng trước 10h sáng và sau 2h chiều, chiếm 1% lượng tia cực tím chiếu xuống Trái Đất.Từ khoảng 10h sáng – 2h chiều chiếm 5%.
Sở dĩ tia này có lượng ít hơn tia UVA bởi vì hầu hết UVB bị tầng ozon ngăn lại, tầng ozon như chiếc lá chắn ngăn không cho tia này truyền tới mặt đất. Tuy nhiên do hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng như tầng ozon ngày càng mỏng nên cường độ tác động của tia này xuống mặt đất ngày càng tăng.
Loại tia này tác dụng trực tiếp lên lớp biểu bì trên da chúng ta, làm da dễ bị bỏng nắng và sạm đen. Không chỉ có vậy thôi đâu, nó đồng thời kích thích các hắc tố melanin, sắc tố đỏ và nâu khiến da bị biến màu đó. Tuy nhiên đây cũng chính là loại tia giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, nhưng chỉ vào sáng sớm thôi bạn nha.
QUAY TRỞ LẠI CHỈ SỐ SPF
Để dễ hình dung, mình sẽ giải thích SPF dưới dạng ví dụ đơn giản như thế này: Bình thường, có thể làn da tự nhiên của bạn có khả năng chống nắng trong khoảng 10 phút, rồi bạn sử dụng một loại kem chống nắng có chỉ số SPF 15, lúc đó làn da bạn có khả năng chống nắng trong khoảng 150 phút.
Đương nhiên đây chỉ là thước đo cơ bản và có thể thay đổi tùy theo điều kiện thực tế từng loại da ( cơ địa ), thay đổi do cường độ của ánh sáng mặt trời và khối lượng kem chống nắng mà bạn sử dụng.
Vì thế, chỉ số SPF luôn là tương đối, và nếu bạn dùng kem chống nắng thì phải dùng trong một thời gian nhất định mới biết tạm chính xác ảnh hưởng của nó như thế nào.
Mặc dù SPF không thể hiện chính xác tuyệt đối về tác dụng của một loại kem chống nắng, tuy nhiên nó cũng là chỉ số tham khảo hàng đầu để lựa chọn chống nắng cho da.
Và qua hàng loạt nghiên cứu và thử nghiệm, có một lời khuyên về kem chống nắng đáng để bạn tham khảo:
Thường thì chị em chỉ dùng 1/2 đến 1/4 khối lượng kem chống nắng yêu cầu. Điều này rút ngắn khủng khiếp hiệu quả của kem chống nắng. Bởi vì, với 1/2 lượng kem chống nắng cần thiết không mang lại một nửa hiệu quả mà chỉ có tác dụng của căn bậc 2 chỉ số SPF mà thôi.Nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 15, áp dụng 2 mg trên diện tích 1 cm2 và tái sử dụng mỗi 2 giờ.
Ví dụ, nếu bạn dùng kem chống nắng có chỉ số SPF là 30, nhưng thay vì áp dụng 2mg/1cm2 theo tiêu chuẩn thì lại chỉ áp dụng 1mg/cm2. Khi đó chỉ số SPF giảm xuống còn căn bậc 2 của 30 và bằng khoảng 5.5 . Nghĩa là thay vì chống nắng trong 300 phút, thực tế bạn chỉ được chống nắng 55 phút.
Chỉ số SPF trong kem chống nắng hữu cơ có gì khác không?
Câu trả lời là không, SPF trong kem chống nắng hữu cơ vẫn có ý nghĩa giống như các kem chống nắng khác.
Chỉ số SPF bao nhiêu là tốt nhất ?
Chỉ số SPF thường dùng để chỉ thời gian chống nắng hiệu quả, tuy nhiên nó cũng quy định chất lượng chống nắng. Theo đó, chỉ số SPF càng cao, thời gian chống nắng càng lâu và hiệu quả chống nắng càng tăng.
SPF 15 chống được 93% tia UVB
SPF 30 chống được 97% tia UVB
SPF 50 chống được 98% tia UVB
Chỉ số % ở đây là số hạt photon ngăn chặn được.
Nếu bạn dùng SPF 15, với 100 photon tia UVB trong ánh sáng mặt trời, bạn có thể ngăn chặn được 93 hạt và để 7 hạt xuyên qua.
Nếu dùng SPF 30, với 100 photon tia UVB, bạn có thể ngăn chặn được 97 hạt và để xuyên qua 3 hạt.
Đừng phức tạp quá vấn đề, bạn chỉ nên biết rằng các bác sĩ da liễu thường khuyên dùng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF 15 đến 30.
Có nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao ?
Nếu bạn sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 75 hoặc SPF 100 làn da bạn cũng chỉ chống nắng hơn một chút xíu so với SPF 30 thôi.
Còn nếu có quảng cáo nào nói về một loại kem chống nắng chỉ số SPF cực cao có tác dụng chống nắng cực lớn, hơn hẳn những loại kem chống nắng khác có chỉ số thấp thì thuần túy chỉ là lừa dối, và bạn đừng có tin.
Thêm nữa, kem chống nắng tốt cần phải có một tỷ lệ chuẩn giữa bảo vệ tia UVA và bảo vệ tia UVB. Tỷ lệ này nên là 1 : 1/3 .
Kem chống nắng có chỉ số SPF cao thường có chỉ số bảo vệ tia UVB nhiều hơn hẳn so với bảo vệ tia UVA và vì thế thực chất thì làn da bạn lại không được bảo vệ đầy đủ.
TÓM LẠI
Chỉ nên chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp nhất trong khoảng 15 đến 30. Chịu khó sử dụng nhiều lần một ngày để giữ gìn tốt nhất cho làn da của bạn.
Ngoài ra, lần lưu ý chỉ số SPF chỉ thể hiện sự bảo vệ chống nắng tia UVB, trong khi đó chúng ta thường tiếp xúc với tia UVA nhiều hơn. Nên khi chọn mua sản phẩm phải chọn những kem chống nắng vừa bảo vệ UVA và UVB.
Các sản phẩm chống nắng bảo vệ da khỏi cả 2 tia UVA và UVB trên bao bì thường ghi như sau: SPF… PA… (Ví dụ SPF30 PA+++), UVA/UVB hoặc UV A/B, thậm chí nếu là UV A/B/C thì quá tuyệt, hoặc Broad Spectrum hoặc Full Spectrum (phổ rộng).
Còn nếu sản phẩm ghi mỗi chỉ số SPF nghĩa là chỉ chống được UVB thôi nhé.
Đồng thời nên chọn kem chống nắng hữu cơ để đảm bảo tính an toàn hơn.
Xem thêm cách chọn kem chống nắng hữu cơ phù hợp cho từng loại da tại đây
Kem chống nắng hữu cơ Alteya Organics |